SAU ĐÂY LÀ THÔNG TIN VỀ LOÀI LÁ NÀY
Bài 1
Thành phần gồm:
La lưỡi nhân hây còn gọi là lưỡi người
Một quả tim heo
Cách dùng: tim heo rửa sạch để nguyên trái, hoặc sắc miếng vừa ăn, lá lưỡi người rửa sạch sau đó cắt nhỏ rồi cho tất cả vào nồi hấp chín
Sau khi hấp chín, để cho bớt nóng rồi vớt ra ăn.
Lưu ý: là phải ăn hết xác, uống hết nước luôn nhé. Ăn liên tục từ 9-12 ngày là khoẻ bệnh, dùng lâu dài kết hợp với tây y bệnh sẽ khỏi hẳn.
Bài 2 ( Người ăn chay cũng có thể dùng)
Dùng lá khô hãm với nước ấm uống thay trà mỗi ngày, dùng liên tục 20- 30 ngày là khỏe hơn, dùng lâu dài kết hợp với tây y bệnh sẽ khỏi hẳn.
TÌM HIỂU THÊM
1. Bài thuốc dân gian là gì?
Thuốc dân gian là những bài thuốc nam từ những cây thảo mộc (dược liệu) được nhiều bà con dùng thử qua và may mắn đã chữa khỏi được nhiều căn bệnh hiểm nghèo mà đôi khi y học phải bó tay. Sau đó, mọi người truyền miệng lẫn nhau.
2. Thuốc Tây y là gì?
Thuốc Tây là những loại thuốc được bào chế từ nhiều nguồn gốc khác nhau: như thực vật, động vật, khoáng vật, sinh phẩm, tổng hợp... Thuốc Tây được các dược sĩ nghiên cứu bào chế có liều lượng, định lượng, công dụng cụ thể.
Trước khi được cấp phép chính thức cho con người sử dụng, thuốc đã được kiểm định lâm sàng và qua các thí nghiệm với chuột bạch, để đảm bảo tính an toàn và tác dụng phụ của thuốc.
3. Mức độ an toàn của những bài thuốc dân gian:
Tuy chưa có được sự công nhận chính thức từ các nhà khoa học, nhưng bài thuốc dân gian đã được nhiều bà con dùng qua và đã điều trị khỏi bệnh - cũng giống như qua được bước thí nghiệm lâm sàng trong Tây y (chính bà con đã đem bản thân ra thử thuốc an toàn) thì chúng ta hoàn toàn có cơ sở để thử những bài thuốc dân gian đó. Với điều kiện:
Đặc biệt lưu ý: Đối với những bài thuốc dân gian khi bà con cô bác chỉ dùng ngoài da thì không đáng ngại. Nhưng với những bài thuốc dân gian phải ăn, uống để chữa bệnh, thì chúng ta nên cẩn thận cần có sự tư vấn từ phía các bác sĩ hoặc những thầy thuốc Đông y có chuyên môn. Bởi vì cơ địa mỗi người mỗi khác, đôi khi có những người trong người mang nhiều chứng bệnh khác nhau, thuốc này có thể nó lại kị với bệnh kia... Do đó bà con mình phải hết sức cân nhắc và cũng nên tìm hiểu kĩ lưỡng dược tính của bài thuốc trước khi dùng.
IV. Tìm hiểu về dược tính của lá cây lưỡi người:
Cây lưỡi người (hay còn được gọi là cây lưỡi nhân) - đây là tên gọi của những bà con ở Miền Nam nước ta thường gọi vì hình thù lá giống như lưỡi người
Tên khoa học: Sauropus rostratus Miq
Tên gọi khác: cây đơn lưỡi hỗ, cây lưỡi cọp, lưỡi hùm.
Mô tả: Cây lưỡi người dạng bụi nhỏ, cao 10cm - 40cm, thân tròn, cứng. Lá hình mác, chóp đỉnh tròn, mặt trên lá có đường gân viền màu trắng xám, giống như lưỡi con người. Hoa có màu đỏ, nhỏ, mọc tụ họp từng khóm ở thân cây.
Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc ở Ấn Độ, Malaysia, thường mọc hoang ở những vùng rừng núi.
Tính vị, công dụng: Lá lưỡi người (đơn lưỡi hổ) có vị ngọt, tính bình. Ngoài ra, người ta còn dùng 7-8 lá lưỡi người, sắc nước uống giúp trị ho, viên đường hô hấp, viêm phế quản cấp. Hoa lưỡi người còn giúp cầm máu.
Lưu ý: Cây lưỡi người (lá lưỡi người) khác hoàn toàn với cây "lẻ bạn" - một số người vẫn nhầm lẫn giữa 2 loại cây này
Cuối cùng, xin cầu chúc các cô bác, bà con mắc các chứng bệnh tim mạch mau chóng phục hồi sức khoẻ.
Chân thành cảm ơn!